Phơi nệm dưới nắng mặt trời – Nên hay không nên?
Nên vệ sinh nệm như thế nào thì mới đúng cách?
Một chiếc nệm sạch và an toàn là vô cùng cần thiết cho giấc ngủ của mỗi người. Ngày nay, việc sử dụng nệm cho giấc ngủ đã rất phổ biến và được đông đảo gia đình sử dụng để kết hợp với những chiếc giường ngủ hiện đại hoặc thay thế hoàn toàn cho một chiếc giường ngủ cồng kềnh.
Nệm sạch và an toàn ở thời gian đầu khi vừa mới mua về là điều hiển nhiên, vậy làm sao để giữ cho chiếc nệm của mình luôn được sạch sẽ và vệ sinh nệm như thế nào thì mới đúng cách? Hôm nay Edena sẽ chia sẻ cùng cả nhà những bí quyết bảo quản chiếc nệm được bền dẹp hơn, tuổi thọ cao hơn và đặc biệt là những hướng dẫn nhanh về cách vệ sinh nệm tốt nhất.
1. Liệu có nên phơi nệm dưới nắng mặt trời?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chiếc nệm của bạn bị dơ hoặc những mảng bám màu gây khó chịu, điều này bắt buộc bạn phải vệ sinh chiếc nệm của mình ngay lập tức nếu như không có những lớp bảo vệ nệm được chuẩn bị từ trước. Vì thế bạn cũng nên nghĩ tới những phương án dùng tấm bảo vệ nệm cho chiếc nệm của mình.
Giặt một chiếc nệm ngủ sẽ khác hoàn toàn so với tấm trải sàn, nếu bạn dùng nước cùng với chất tẩy để giặt chiếc nệm của mình thì chính hành động này sẽ khiến bạn phải đau đầu hơn vì những tác hại phía sau. Cấu tạo của mỗi chiếc nệm là hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc dùng nước, chất tẩy sẽ khiến chiếc nệm dễ dàng bị ăn mòn, oxi hóa và dễ dàng hư hại trong một thời gian ngắn, hầu hết các nhà sản xuất đều không bảo hành vì những nguyên do trên.
Phơi nệm dưới nắng mặt trời sẽ là động thái tiếp theo của phần lớn những ai suy nghĩ tới việc giặt nệm. Dĩ nhiên đây không phải cách vệ sinh nệm đúng, vì một loạt những thao tác này đều không được các nhà sản xuất nệm khuyến nghị. Ánh nắng mặt trời tuy giúp chiếc nệm của bạn mau khô nhưng nó sẽ làm suy giảm tuổi thọ nệm, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ và đàn hồi của nệm.
2. Hướng dẫn vệ sinh cho từng dòng nệm.
Tùy theo những chất liệu và cấu tạo riêng của từng dòng nệm mà chúng ta sẽ có nhiều cách vệ sinh nệm khác nhau. Cả nhà nên chú ý và thực hiện đúng cách để có thể xử lí những vết bẩn một cách dễ dàng thông qua những biện pháp dưới đây:
2.1 Nệm bông ép
Nệm bông ép Edena được thiết kế dạng nệm gấp 03 gọn gàng, kết hợp lớp áo có khóa kéo thông minh có thể tách rời nên việc vệ sinh nệm khá nhanh chóng và đơn giản. Bạn chỉ cần giặt chăn ra bên ngoài thường xuyên theo định kì (Từ 01 - 02 lần/tuần) để tránh mảng bám cứng đầu ăn sâu vào nệm. Bạn cũng có thể dùng máy hút bụi để làm sạch bụi trên bề mặt nệm.
Đổi với mảng bám dạng chất lỏng sạch như nước lỏng thì bạn chỉ cần mang ruột nệm phơi ở vùng có ánh sáng nhẹ, thông thoáng, có thể dùng thêm quạt máy để hỗ trợ ruột nệm khô nhanh hơn. Tuyệt đối không phơi nệm dưới ánh nắng gắt.
Những gia đình có trẻ nhỏ cũng rất đơn giản nếu chẳng may bé tè ướt nệm. Nếu chỉ ướt trên bề mặt thì chỉ cần dùng khăn giấy để thấm sạch, sau đó lấy máy sấy lạnh hoặc sấy nhẹ để làm khô bề mặt nệm, nếu bạn muốn làm sạch mùi thì có thể cho một ít cồn nhẹ lên vùng bị ướt rồi để một lúc cho cồn khô là chiếc nệm của bạn sẽ thơm tho ngay.
2.2 Nệm cao su
Đối với nệm cao su nhân tạo Edena, bạn cũng có thể tháo rời áo nệm để vệ sinh lớp áo như nệm bông ép nếu chẳng may bị những chất lỏng thấm xuống nệm. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là giặt ra nệm nếu không ảnh hưởng đến phần ruột nệm. Khi ruột nệm bị ướt, bạn hãy xử lí bằng cách phơi dưới ánh sáng nhẹ và dùng thêm quạt để thổi khô nệm, nệm cao su nhân tạo có nhiều lỗ thông thoáng nên sẽ nhanh chóng thoát hơi nước và ít để lại mùi hôi. Tuy nhiên nếu nệm bị ướt quá nhiều thì bạn nên dùng máy sấy để làm khô sau đó đem phơi cho bay mùi sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
Để làm sạch nệm cao su thiên nhiên thì cách làm sạch lớp áo bọc cũng rất đơn giản là mang đi giặt như chăn ra bình thường. Phần ruột bên trong nếu vô tình bị nước thấm vào thì bạn hãy dùng khăn thấm sạch nước trước sau đó cũng phơi ở nơi thông thoáng và có ánh sáng nhẹ. Khi nệm đã khô bạn có thể rải một lớp phấn thơm trẻ em rồi để khoảng 15 phút để đánh bay mùi của vết bẩn trước đó, sau 15 phút tiếp tục dùng máy hút bụi làm sạch là có thể sử dụng bình thường.
2.3 Nệm lò xo
Ngoài việc vệ sinh bộ chăn ra bên ngoài như những dòng nệm khác thì việc vệ sinh nệm lò xo sẽ khó hơn một chút bởi nệm có độ dày cao hơn và khó di chuyển hơn. Bạn nên hạn chế sử dụng những chất lỏng để tránh bị đổ lên nệm. Dùng máy sấy để làm khô và thổi quạt tại chỗ khi đã mở cửa phòng là cách tốt nhất để làm sạch mùi nếu bạn không thể di chuyển nệm.
Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng nửa muỗng nước rửa chén khuấy đều với 1 chén nước sạch, sau đó lấy khăn nhúng vào dung dịch trên, vắt bớt nước rồi xoa đều cho vết bẩn giảm bớt. Bước cuối cùng là sấy khô và thổi quạt một lát là có thể dùng như bình thường.
3. Một số biện pháp bảo quản nệm mà bạn nên biết.
Thường xuyên vệ sinh chăn ra gối, hút sạch bụi bẩn xung quanh nệm là những việc làm cần thiết để chiếc nệm của bạn được bền đẹp hơn bao giờ hết. Không nên sử dụng những chất lỏng ở gần hoặc đổ trực tiếp lên bề mặt nệm. Tránh để nệm tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà, nên có một lớp lót để hạn chế hơi ẩm và bụi bẩn trên sàn bám vào nệm.
Sử dụng thêm Topper nệm để bảo vệ nệm khỏi những bụi bẩn, lượng chất lỏng nhỏ,... vì Topper có thể dễ dàng vệ sinh và ngăn ngừa được các yếu tố gây hại đến nệm của bạn. Topper còn giúp cho giấc ngủ tăng thêm sự êm ái, bồng bềnh và thoáng khí nhẹ nhàng hơn.
-------------------------------------
Tham khảo chi tiết sản phẩm nệm cao su cao cấp Luxury Edena tại đây: https://edena.vn/products/nem-cao-su-cao-cap-luxury
Tham khảo chi tiết các loại nệm foam tại đây: https://edena.vn/blogs/suc-khoe/bang-gia-cac-loai-nem-foam
Tham khảo chi tiết: Các dòng nệm mát không đau lưng cho mùa hè 2023
Tham khảo thêm bài viết: Nệm nào nằm mát lưng tại đây: https://edena.vn/blogs/suc-khoe/nem-nao-nam-mat-lung