Buồn Ngủ cả ngày là bệnh gì?

Bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc? Buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Hãy cùng Edena tìm hiểu về tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ vào ban ngày và cách khắc phục cảm giác buồn ngủ suốt ngày trong bài viết dưới đây. 

1. Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ gọi là buồn ngủ quá mức vào ban ngày hay còn gọi là ngủ ngày. Những người mắc phải bệnh này thường cảm thấy không tỉnh táo, dễ buồn ngủ, kể cả sau một giấc ngủ dài. Họ có thể rơi vào giấc ngủ bất kỳ lúc nào, đang học bài, đang làm việc, đang lái xe hay ngay cả lúc đang ăn.

Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người lớn tuổi

Nếu mắc chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, bạn sẽ gặp một số phiền phức nhất định gây ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình và xã hội. Các biểu hiện như không tỉnh táo, kém minh mẫn, thiếu tập trung, giảm trí nhớ… xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến các bệnh về tâm thần như rối loạn tâm lý, trầm cảm, hay lo âu và căng thẳng… 

Mất ngủ kéo dài rất hại sức khỏe

Buồn ngủ cả ngày có thể là một dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý. Bạn không nên coi thường cảnh báo tưởng chừng như vô hại này. Hãy đến khám bác sĩ sớm nhất để có thể xác định nguyên nhân cụ thể và được chữa trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây ra buồn ngủ quá mức vào ban ngày

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn vẫn “ngáp ngắn ngáp dài” dù đã dành không ít thời gian cho giấc ngủ. Vậy buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến bạn luôn muốn đi ngủ nhé.

2.1 Ngủ không đủ giấc

Chu kỳ giấc ngủ không đều hoặc không đủ thời lượng cần thiết có thể gây ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày. Khi không đủ giấc ngủ, cơ thể sẽ không có thời gian để hồi phục và nghỉ ngơi, dẫn đến việc uể oải và mệt mỏi. Vậy buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Đó có thể là do ngủ không đủ giấc.

Buồn ngủ, ngủ ngày, ngáp ngủ

Khi ngủ, bạn sẽ trải qua chu kỳ giấc ngủ được hình thành từ các giai đoạn khác nhau. Một chu kỳ gồm 5 giai đoạn: Ru ngủ - Ngủ nông - Ngủ sâu - Ngủ rất sâu - Ngủ mơ. Để đảm bảo không bị mệt mỏi khi thức dậy, bạn cần tính toán thời điểm thức giấc lý tưởng dựa trên số chu kỳ ngủ và thời điểm ngủ.

Chu kỳ giấc ngủ sẽ được thực hiện liên tục suốt đêm. Theo các nhà nghiên cứu, mỗi chu trình diễn ra trong vòng 90 phút và mỗi người cần ngủ đủ ít nhất 5 chu kỳ giấc ngủ. Như vậy, bạn cần ngủ tối thiểu khoảng 450 phút (tương ứng 7,5 giờ) mỗi ngày.

2.2 Vấn đề tâm lý

Các vấn đề tâm lý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên do có thể vì áp lực cuộc sống, môi trường xung quanh... Những người lo âu, trầm cảm thì chất lượng giấc ngủ thường bị suy giảm, thậm chí gây ra mất ngủ. Nếu không mất ngủ, họ cũng cần rất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ. Kể cả khi đang ngủ, họ cũng sẽ lo nghĩ bồn chồn, thức giấc giữa đêm.

Khó ngủ

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người bị căng thẳng hay áp lực tâm lý thường tỉnh táo vào ban đêm. Thực tế, thời gian kể từ lúc họ lên giường vào buổi tối đến khi thức dậy vào sáng hôm sau rất dài, nhưng thời gian ngủ thực lại không đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến họ buồn ngủ vào ban ngày.

Vậy buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Bạn nên chú ý quan tâm đến trạng thái tâm lý của mình hơn. Hãy chủ động chia sẻ những khó khăn mắc phải với người thân hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác.

2.3 Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Có thể là do hội chứng ngưng thở khi ngủ, hay còn gọi là hội chứng gián đoạn hô hấp khi ngủ. Đây là một vấn đề y tế nghiêm trọng có thể gây ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày. Thực tế có khoảng 23% nữ và 13% nam, từ 30 đến 60 tuổi mắc hội chứng này. Trong quá trình ngủ, những người mắc chứng ngưng thở có thể gặp phải sự gián đoạn trong hô hấp, thậm chí ngừng hô hấp hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị

Ngưng thở khi ngủ thường do phế nang bị cản trở hoặc co rút, dẫn đến việc không đủ oxy đến não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Khi hô hấp bị gián đoạn, cơ thể cần đánh thức bạn để khôi phục hơi thở, điều này có thể làm mất giấc ngủ sâu và khiến bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.

Xem thêm: Cách để ngủ nhanh nhất

2.4 Do thuốc đang sử dụng

Một nguyên nhân phổ biến gây ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày là do tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc trầm cảm… và thậm chí cả một số loại thuốc thông thường như thuốc giảm đau hoặc thuốc dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng buồn ngủ.

Các thuốc này có tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm hoạt động não bộ, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải vào ban ngày. Để xác nhận nguyên nhân buồn ngủ cả ngày là bệnh gì, bạn nên xem kĩ loại thuốc mình đang sử dụng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc để biết thuốc có gây buồn ngủ hay không.

2.5 Bệnh lý 

Hay buồn ngủ cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh. Vậy buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Đó có thể là một trong những triệu chứng của các tình trạng bệnh lý cụ thể, bao gồm: Parkinson, rối loạn tiền đình, thiếu máu mạn, tiểu đường, khối u não, chấn thương sọ não và các bệnh về hệ thần kinh trung ương… 

Nếu bạn gặp phải cảm giác buồn ngủ liên tục và không rõ nguyên nhân, nên đến bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán để có kế hoạch điều trị phù hợp.

2.6 Nguyên nhân bên ngoài

Buồn ngủ cả ngày là bệnh gì? Hay buồn ngủ là thiếu chất gì? Ngoài những nguyên nhân được nêu trên, một số yếu tố môi trường và lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, bao gồm:

  • Ánh sáng xanh dương từ thiết bị điện tử.

  • Tiếng ồn từ môi trường xung quanh: tiếng xe cộ, tiếng động từ hàng xóm, tiếng từ các thiết bị điện tử… 

  • Thiếu hụt vitamin D, vitamin B12, magie, kali...

  • Sử dụng caffein, bia rượu hay những chất kích thích khác.

  • Tập luyện nhiều hoặc hưng phấn quá mức.

3. Các biến chứng của bệnh buồn ngủ nhiều 

Vậy buồn ngủ cả ngày là bệnh gì và có những biến chứng nào? Buồn ngủ quá mức không chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi và không thoải mái trong ngày, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng và vấn đề sức khỏe khác:

  • Suy giảm tinh thần.

  • Giảm hiệu suất làm việc.

  • Tăng nguy cơ tai nạn.

  • Rối loạn về trọng lượng.

  • Rối loạn về sức khỏe tim mạch.

4. Cách khắc phục cảm giác buồn ngủ suốt ngày 

Liệu pháp hành vi

Thay đổi thói quen ngủ và dậy, tạo ra một môi trường ngủ thoải mái đảm bảo đủ giấc ngủ. Điều này có thể bao gồm việc đặt ra một lịch trình ngủ cố định, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ trong không gian yên tĩnh và thoải mái. Theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe hàng đầu, để có giấc ngủ ngon và cải thiện sức khỏe nên đi ngủ vào 22h – 23h tối mỗi ngày.

Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn?

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu buồn ngủ là do vấn đề sức khỏe cụ thể, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ chỉ định điều trị. Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ hoặc điều trị các bệnh lý liên quan đến buồn ngủ. Hãy luôn tuân thủ chỉ đạo và liều lượng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Những thông tin trên vừa cho bạn biết triệu chứng buồn ngủ cả ngày là bệnh gì và cách khắc phục nó. Không nên coi thường dù chỉ là dấu hiệu nhỏ. Tích cực tìm hiểu xem buồn ngủ cả ngày là bệnh gì để can thiệp đúng lúc, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu bạn cần tham khảo những mẫu chăn nệm giúp ích cho giấc ngủ ngon và cải thiện sức khỏe, hãy liên hệ với Edena qua hotline 1900 1569 để được tư vấn chi tiết nhất.

 
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục