Vải jacquard là gì? Cách vệ sinh và bảo quản vải jacquard

Cùng Edena tìm hiểu tính chất và đặc điểm của vải jacquard là gì để có lựa chọn thích hợp cho mình nhé.

Vải jacquard là gì? Chắc hẳn không ít người tiêu dùng đặt dấu hỏi về loại vải này. Không phải ai cũng biết đến vải jacquard, hiểu các đặc điểm của vải jacquard là gì. Thực tế vải jacquard lại khá thông dụng trong đời sống. Cùng Nệm Edena tìm hiểu để biết rõ vải jacquard là gì nhé.

Vải jacquard là gì?

Đặc trưng của vải jacquard là gì? Vải jacquard sở hữu những họa tiết được dệt trực tiếp, không trải qua công nghệ in ấn hay thêu lên bề mặt như những loại vải thông thường. Ngày nay chúng ta thường thấy vải jacquard được dùng làm chăn ga, rèm cửa… Chất liệu sợi vải jacquard rất đa dạng, chúng có thể được tạo ra từ sợi bông, tơ tằm, cotton hay sợi nhân tạo polyester….

Vải jacquard là gì?

Nguồn gốc ra đời của vải jacquard

Năm 1804, một thợ dệt người Pháp tên Joseph - Marie Jacquard đã phát minh ra chiếc máy giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất các hoa văn phức tạp trên hàng dệt may bằng phương pháp dệt trực tiếp lên bề mặt vải. Máy dệt và sản phẩm được tạo ra từ loại máy này được đặt theo tên ông để tri ân cống hiến của Jacquard cho ngành dệt may.

Sau phát minh này, việc sản xuất vải giảm bớt chi phí, giá thành các loại vải họa tiết phức tạp cũng hạ xuống. Nhờ vậy, khách hàng dễ dàng tiếp cận với loại vải jacquard này. Khoa học công nghệ hiện nay phát triển cao có rất nhiều biến thể của máy dệt jacquard. Bằng quy trình vận hành hiện đại cho phép vải jacquard được sản xuất rộng rãi và phổ biến hơn.

Phân loại các loại vải jacquard phổ biến hiện nay

Vải thổ cẩm

Vải thổ cẩm là loại vải được dệt thủ công bằng nguyên liệu thiên nhiên như cây gai, bông, lanh. Tại Việt Nam, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vải thổ cẩm được dùng để may trang phục truyền thống, vật dụng nội thất… và thích hợp làm quà lưu niệm. So với các loại vải jacquard khác, vải thổ cẩm dày, nặng tay và thô ráp hơn.

Vải jacquard cotton

Vải jacquard cotton tập hợp đủ các ưu điểm của sợi cotton: không nhăn, thoáng mát, thấm hút tốt, bền màu. Có nguồn gốc 100% thiên nhiên từ cây bông nên vải cotton jacquard không gây kích ứng da, thân thiện với mọi loại da. Đặc biệt vải cotton jacquard có họa tiết nổi ở một mặt và hơi chìm ở mặt còn lại.

Vải damask

Loại vải damask được cấu tạo bởi các sợi len, tơ tằm, sợi lanh… có thể kết hợp thêm một lượng nhỏ sợi tổng hợp polyester. Vải damask được đánh giá tốt hơn vải thổ cẩm nhờ độ bóng mượt và mềm mại. Hoa văn của vải được dệt theo chiều ngang hoặc vắt chéo. Vải damask thường dùng để làm khăn trải bàn, chăn ga, bọc sofa… 

Vải matelassé

Hoa văn trên vải matelassé được dệt nổi theo công nghệ jacquard từ những sợi bông, sợi tơ lụa. Đặc điểm của vải matelassé là khả năng thấm hút cao và có độ co giãn tốt. Tuy nhiên, bề mặt vải matelassé lại dễ bị xù lông.

Vải lụa jacquard

Vải lụa jacquard được ứng dụng khá phổ biến trong ngành thời trang cao cấp bởi độ bóng mượt, mềm mại, thông thoáng và vẻ ngoài sang trọng. Sợi vải chính của lụa jacquard là sợi tơ tằm, kết hợp họa tiết được dệt trực tiếp bằng công nghệ jacquard. 

Ưu nhược điểm của vải jacquard

Ưu điểm của vải jacquard là gì?

  • Độ bền cao: Độ bền của vải loại jacquard được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao, nhất là vải cotton jacquard. Hầu hết các sản phẩm từ vải jacquard sau một thời gian sử dụng đều không có dấu hiệu giãn hay phai màu. Điều này minh chứng tuổi thọ của chất vải jacquard rất cao.

  • Co giãn tốt: Cấu trúc liên kết của các sợi vải jacquard được kết hợp bằng công nghệ jacquard đặc trưng, tạo ra thành phẩm vô cùng chất lượng. Vải không bị nhàu nát, bào mòn hay mất form sau những lần giặt giũ, vệ sinh. 

  • Thẩm mỹ cao: Vải jacquard có vẻ ngoài sang trọng và độc đáo bởi hoa văn được dệt nổi trực tiếp, nâng cao trải nghiệm người dùng. Sự tỉ mỉ và công phu trong khâu sản xuất, vải jacquard rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thời trang cao cấp. 

  • Đa dạng màu sắc: Tuy công nghệ jacquard tạo vải màu không hề dễ như các loại vải thông thường nhưng thành phẩm vải jacquard cũng rất phong phú. Người dùng có nhiều sự lựa chọn, thoải mái kết hợp chúng theo phong cách yêu thích.

 Nhược điểm của vải jacquard là gì?

Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội vừa kể trên, vải jacquard cũng tồn tại một số nhược điểm:

  • Khó bảo quản: Vải jacquard sẽ giảm tuổi thọ nhanh chóng nếu bạn dùng chất tẩy rửa mạnh, để vải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, là ủi ở nhiệt độ trên 30⁰C… 

  • Giá thành cao: So với những loại vải dệt khác thì giá thành của vải jacquard đã giảm đáng kể. Tuy nhiên vì sự công phu trong quy trình sản xuất nên chúng có giá đắt hơn những loại vải thông thường.

  • Thiết kế có phần hạn chế: Chất liệu vải jacquard dày dặn nên dễ gây nóng, bí bách dẫn đến hạn chế trong thiết kế các loại trang phục phức tạp. 

Ứng dụng của vải jacquard trong đời sống

Trong may mặc, ứng dụng của vải jacquard là gì?

Tính thẩm mỹ và độ bền của vải jacquard được đánh giá rất cao nên các nhà mốt lớn thường lựa chọn loại vải này làm trang phục trình diễn trên sàn runway. 

Bên cạnh đó, với hoa văn nổi đặc biệt, vải jacquard được ứng dụng làm khăn tay, ví tiền, cà vạt

Vải lụa Jacquard - Vải Thanh Phú | Vải giá tốt

Trong nội thất

Nhờ có độ bóng tự nhiên, họa tiết tinh tế nên được các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, một số gia đình trung lưu ưa chuộng vải jacquard. Vải jacquard cho không gian thêm sang trọng và cao cấp, thường may làm thảm trang trí, rèm cửa, bọc sofa…

quần áo jacquard vải bông, vải jacquard, 100 polyester cao hơn| Alibaba.com

Trong sản xuất chăn ga gối

Ngoài hoa văn đẹp mắt, độ bền bỉ vượt trội thì vải jacquard còn thấm hút tốt, thoáng khí… rất thích hợp để sản xuất chăn ga gối nệm. Bên cạnh đó, khả năng kháng khuẩn cao và hạn chế bám bụi khiến vải jacquard rất an toàn cho sức khỏe.

Vải Jacquard là gì ? Phân loại và ưu nhược điểm Jacquard Fabric - Atlan

 Quy trình sản xuất ra vải jacquard

  • Bước 1: Kéo sợi

Loại bỏ các tạp chất tự nhiên như bụi, đất, hạt giống… Đưa chúng đi kéo thô để gia tăng kích thước và độ bền. Các ống sợi được đưa vào hồ sợi dọc, sử dụng tinh bột biến tính và hồ nhân tạo. Ống sợi được màng hồ bọc quanh sẽ bền chắc và bóng hơn.

  • Bước 2: Nhuộm màu

Sợi thô sẽ đưa đi tẩy để mất màu tự nhiên sau khi kéo sợi. Sau đó sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch hữu cơ để tăng khả năng bám màu. Trong lúc đó, tiến hành giặt vải xen kẽ liên tục để tách màu dư và bụi bẩn còn sót.

  • Bước 3: Dệt vải

Quá trình dệt vải chủ yếu bằng máy jacquard. Các sợi ngang xen kẽ với những sợi dọc tạo thành tấm vải hoàn chỉnh. Hoa văn được dệt trực tiếp lên vải theo khuôn mẫu. Dệt xong vải sẽ được đem đi nấu trong các dung dịch hóa học và chất phụ trợ.

  • Bước 4: Hoàn thiện

Quy trình dệt kết thúc, vải jacquard được đưa đi kiểm tra chất lượng: tính đồng bộ, lỗi tồn đọng… Sau cùng là hoàn thiện và đóng gói. Vải jacquard được chuyển tới khâu thiết kế và cuối cùng là đưa ra thị trường.

Cách vệ sinh và bảo quản vải jacquard

  • Nên ưu tiên giặt bằng tay.

  • Giặt ở nhiệt độ 30⁰C giúp làm sạch dễ dàng, không gây hư hại vải.

  • Không sử dụng các chất tẩy mạnh.

  • Giặt khô với sản phẩm có gắn kim loại.

  • Phơi ở nơi thoáng mát, đủ gió, tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Tránh để những vật sắc nhọn đâm chọc lên bề mặt vải.

vải jacquard bông vải bông trắng bình dị phụ nữ tươi nhỏ áo váy vải trẻ em  các loại vải quần áo - Vải vải tự làm vải cotton 2 chiều |

Trên đây, Edena đã thông tin đến bạn vải jacquard là gì cùng những đặc điểm nổi bật của chúng. Để giải đáp băn khoăn mua hàng hoặc cần tư vấn chi tiết sản phẩm, vui lòng liên hệ 1900 1569 để được Nệm Edena hỗ trợ bạn nhé.

Xem thêm:  Nệm bông ép Edena

Nệm cao su thiên nhiên Edena

BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục